top of page
  • Ảnh của tác giảHRD

Điểm qua các trào lưu bắt nguồn từ giới trẻ Trung Quốc đi ngược với nỗ lực thành công

Đã cập nhật: 29 thg 8, 2022

Những hệ quả từ đại dịch Covid-19 không chỉ tác động đến sức khoẻ, cuộc sống con người, mà còn kéo theo những gánh nặng vô hình khiến một bộ phận giới trẻ bắt đầu có những phản ứng bất mãn, muốn buông bỏ khi đối diện các áp lực của nhịp sống hối hả của xã hội.


Trong bài viết này, hãy cùng Worksmart điểm qua những trào lưu sống cho bản thân đang nở rộ tại Trung Quốc. Và nhờ có mạng xã hội, chúng trở thành một "trend/challenge" thịnh hành lan toả ra các quốc gia khác như một làn sóng ngầm đe doạ đến sự phát triển của nền kinh tế.


Phong trào tranh luận về Thế hệ "Nèijuǎn" - Thế hệ "bị quá tải"


Thời điểm thịnh hành: Cuối 2020


Involuted” Generation / Thế hệ Nèijuǎn - cụm từ bày tỏ sự bất mãn của tầng lớp trung lưu - bị mắc kẹt trong vòng lặp tranh đấu vô nghĩa. Nếu ngừng nỗ lực sẽ bị cho ra rìa, nhưng dù đã cố gắng vẫn không đạt được kết quả mong muốn.


Có thể hình dung về nó như sau:


Mọi người đều đang ngồi xem biểu diễn tại một sự kiện âm nhạc, cho đến khi một ca sĩ nổi tiếng xuất hiện và một vài người đứng dậy tiến gần lên để xem rõ hơn, kéo theo tất cả mọi người cùng đứng lên. Thậm chí có người sẽ leo lên hàng rào để đứng cao hơn những người còn lại hoặc ngồi trên vai của người khác. Thực tế họ vẫn xem cùng một buổi diễn - ngoại trừ trải nghiệm khó chịu và đầy bất mãn hơn trước.


Đề tài này trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi, tạo ra những làn sóng thể hiện sự bất mãn, chỉ trích khi đoạn video quay lại cảnh một sinh viên tại một trường Đại học hàng đầu ở Bắc Kinh đang vừa đạp xe vào ban đêm vừa sử dụng máy tính xách tay được đặt trên tay lái.


Thế hệ "bị quá tải"

Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc ngày càng gia tăng về số lượng, đối mặt với câu hỏi làm thế nào để họ và con cái của họ có thể tiếp tục ở trong tầng lớp trung lưu, khi mọi người đều liên tục làm việc chăm chỉ hơn và làm tất cả những gì có thể để vượt lên trên phần còn lại.


Kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng đi cùng với tình hình bất ổn của kinh tế - xã hội trong thời gian dài, dần hình thành nên tâm lý bất mãn và muốn buông bỏ.


Trào lưu sống theo triết lý nằm yên


Thời điểm thịnh hành: Tháng 04/2021


Đầu tiên là trào lưu sống theo triết lý "nằm yên và mặc kệ đời" (Lying Flat / Tang Ping) được khởi xướng bởi bài đăng thể hiện quan điểm của một thanh niên 9x Trung Quốc và trở nên "viral" nhờ mạng xã hội.


Trào lưu này cổ vũ người trẻ Trung Quốc hãy chọn lối sống không phải chịu áp lực, làm những việc không tốn công sức đáp ứng đủ điều kiện tồn tại là được... Hãy để bản thân được nghỉ ngơi, chỉ nằm yên một chỗ.


Trong bối cảnh áp lực từ văn hoá làm việc 996 tại Trung Quốc sau đại dịch (Làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày làm việc một tuần), trào lưu này nhanh chóng nắm bắt cảm giác chán nản và tuyệt vọng của người trẻ tuổi để nở rộ.


Thói quen liên hệ tới lối sống này: Ngay cả khi bạn có vô số việc cần làm, bạn vẫn thường xuyên đang nghỉ giải lao, lướt mạng xã hội xem hết bộ phim Netflix này đến loạt phim khác không?


Phong trào nằm yên và mặc kệ đời của thanh niên
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Trào lưu bỏ cuộc


Thời điểm thịnh hành: Tháng 05/2022


Đến năm 2022, với sự phổ biến của cụm từ "bailan" trong giới trẻ Trung Quốc, đã đưa trào lưu "nằm yên mặc kệ đời" lên một tầm cao mới.


"Let it rot / Bailan" - tạm hiểu là từ bỏ / thoái lui - thuật ngữ được khởi xướng từ cộng đồng game của Trung Quốc. Hàm ý của cụm từ này là tự nguyện đón nhận một tình huống xấu bằng cách cứ để nó xấu đi thêm thay vì cố gắng thay đổi tình hình.


Trào lưu này cũng cổ vũ mọi người từ sống nằm yên (nghỉ ngơi, chỉ làm những việc cần ít nỗ lực) sang thái độ mặc kệ: không quan tâm, coi như không có việc gì phải làm. Nhất là trong thời điểm, giới trẻ Trung Quốc đối mặt với tình trạng phong toả, từ trạng thái lo lắng khi không thực hiện được những việc cần làm, chuyển sang tận hưởng.


Phong trào bỏ cuộc trở thành xu hướng
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Phong trào "nghỉ việc trong im lặng"


Thời điểm thịnh hành: Từ cuối tháng 07/2022


Khi trào lưu sống nằm yên và từ bỏ của giới trẻ Trung Quốc lan toả ra toàn cầu, hàng nghìn người sáng tạo nội dung đến từ nhiều quốc gia khác sử dụng mạng xã hội như TikTok để chia sẻ hành động thể hiện sự đồng tình của họ.


Vấn đề không phải vì tôi lười biếng, mà là tôi không có động lực để thực hiện việc này.


Quite quitting - Nghỉ việc trong im lặng - không phải là nghỉ việc mà là từ bỏ nỗ lực làm thêm những việc khác để học hỏi và rèn luyện thành một nhân viên giỏi, ngay cả khi được trả thêm tiền để làm thêm hay thay đổi sang những vị trí công việc áp lực hơn.


Thay vì cuốn vào công việc như trước, giờ đây họ chỉ làm đủ và đúng phần việc chịu trách nhiệm, tan làm đúng giờ và không kết nối với đồng nghiệp sau giờ làm việc.


Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang cố gắng chạy đua để phục hồi trở lại sau tổn thất vì đại dịch thì nhân sự và môi trường làm việc lại dần trở nên trì trệ, thờ ơ trước việc cải thiện năng suất và phấn đấu vì mục tiêu chung.


Xu hướng nghỉ việc trong im lăng
Hình ảnh trích từ video viral về Nghỉ việc im lặng

Không thể phủ nhận, Millennials và Gen Z là những thế hệ phải đối diện với nhiều áp lực về thành công từ cạnh tranh khốc liệt. Điều này dẫn đến tình trạng kiệt sức và phản ứng bất mãn và bỏ cuộc ngày càng gia tăng ở nhiều bạn trẻ, thay vì đối mặt tìm giải pháp hay thẳng thắn yêu cầu quyền lợi.


Đừng quên theo dõi WorkSmart để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!


Tổng hợp tin tức


7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page