Marketing là một trong những ngành học cực hot trong những năm trở lại đây. Qua thống kê mức độ sinh viên đăng ký học chuyên ngành marketing qua các năm tăng trưởng một cách vượt bậc. Vậy, lý do gì đã làm marketing trở thành ngành hot đến như vậy? Đồng thời, học marketing ra là gì? Tất cả sẽ được trả lời bởi WorkSmart ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành marketing là ngành gì?
Học marketing ra làm gì? Nhiều người vẫn bị lầm tưởng rằng, ngành marketing là ngành sẽ mang những sản phẩm đến để tiếp thị, giới thiệu trực tiếp với người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đó là hoàn toàn chưa đúng. Có thể hiểu một cách đủ và gần chính xác nhất như sau:
Marketing là ngành có những hoạt động hướng đến khách hàng, nhằm hiểu được nhu cầu, mong muốn khách hàng từ đó tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điển hình những hoạt động được tạo ra với mục đích thu hút, duy trì sự chú ý của khách hàng, xây dựng nên thương hiệu, định hướng khách hàng, thị phần để tăng trưởng doanh số và mang lại lợi nhuận.
Hoặc theo giáo sư người Mỹ Philip Kotler, được mệnh danh là cha đẻ của nền marketing hiện đại, ông đã đưa ra những khái niệm gần như chính xác nhất ngày nay khi nói về marketing, trích nguyên văn như sau :”Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng, mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.
Để theo học ngành Marketing, sinh viên cần trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng về marketing như: định giá, tổ chức phân phối sản phẩm, tổ chức sự kiện, xây dựng và phát triển mối quan hệ,....
Khi theo học ngành Marketing, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng về kinh doanh và Marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
Học marketing ra làm gì?
Học marketing ra làm gì là câu hỏi của không ít bạn trẻ đang đứng trước cánh cửa lựa chọn sự nghiệp của cuộc đời. Hoặc những bạn đang có mong muốn được chuyển ngành. Cùng WorkSmart tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây nhé:
Trợ lý Marketing
Đây là công việc phổ biến khi bạn mới chập chững bước chân vào ngành marketing. Khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn sẽ thực hiện nhiều công việc khác nhau, điển hình như:
Trao đổi cùng khách hàng về thắc mắc, mối quan tâm, nhu cầu khi tìm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn
Chuẩn bị nội dung để viết và phối hợp để đăng những bài viết đó đến báo chí
Hỗ trợ leader các công việc nói chung về hành chính văn phòng, hỗ trợ bộ phận vận hành trơn tru và đạt được mục tiêu đề ra.
Social media marketing
Khi làm việc ở vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm:
Xây dựng và quản lý chiến dịch marketing của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Cập nhật, quản lý và theo dõi các chiến dịch social có hoặc không trả phí.
Xây dựng nội dung trên các nền tảng social media
Nhìn chung, để làm việc ở vị trí này, bạn cần có một số kỹ năng như: viết tốt, nắm bắt được nhu cầu của thị trường, dễ dàng thích nghi với môi trường mới, đặc biệt là khả năng sáng tạo,...
Digital Marketing
Với những bạn học marketing, chọn chuyên ngành cụ thể là digital marketing, sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại vị trí Digital marketing staff. Khi làm việc sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với team marketing, đảm bảo chiến dịch marketing hoặc các hoạt động tiếp thị truyền thống đạt hiệu quả nhất.
Cụ thể một số công việc như sau:
Lập kế hoạch, đảm bảo được tiến độ của chiến dịch đặt ra
Quản lý ngân sách tài chính sao cho hợp lý
Điều phối chiến dịch từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc
Để phát triển và thành công ở vị trí này, bạn bắt buộc cần có kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian. Đặc biệt là cần có khả năng ứng xử khi tình huống bất ngờ xảy ra.
Marketing Analyst
Vị trí Marketing Analyst chủ yếu sẽ làm các công việc nghiên cứu, phân tích số liệu thị trường:
Thường xuyên lắng nghe và ghi nhận ý kiến của khách hàng
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp tung ra trên thị trường
Từ những khảo sát trên phân tích cạnh tranh, tiến hành thử nghiệm sản phẩm
Trong quá trình chạy chiến dịch, thường xuyên đo lường hiệu suất để xác định được những đặc tính và mô hình thành công nhất.
Để làm việc ở vị trí này, marketer thường là những người có khả năng nhạy với số liệu. Đồng thời phân tích được, am hiểu về công nghệ, từ đó đưa ra được ý tưởng cho chiến dịch để đạt được mục tiêu cuối cùng.
SEO
Một người làm việc tại vị trí SEO có nhiệm vụ phân tích và tối ưu hóa website của doanh nghiệp để đưa web lên top đầu trong công cụ tìm kiếm. SEOer sẽ xác định làm thế nào để tăng trưởng lượng truy cập vào web bằng việc thử nghiệm, phân tích dữ liệu từ đó suy ra được xu hướng.
Đồng thời, cũng phân tích dữ liệu trước và sau khi thực hiện các chiến dịch tìm kiếm có trả phí. Một SEOer phát triển tốt khi có kỹ năng phân tích, tư duy tốt, linh hoạt với công nghệ và khả năng lập trình.
Marketing sẽ phải học những gì?
Để bắt đầu tiếp cận bước đầu với ngành Marketing người học sẽ được học những môn sau đây:
Nguyên lý marketing
Môn hành vi người tiêu dùng
Nghiên cứu marketing
Marketing dịch vụ
Từ đó, người học sẽ được hình thành tư duy về marketing, bắt đầu tiếp cận những môn chuyên sâu hơn:
Tìm hiểu về cách xây dựng thương hiệu
Định giá sản phẩm, đưa ra chương trình khuyến mãi
Kích cung và cầu
Hoạch định các chiến lược
Thúc đẩy quá trình mua hàng của khách hàng, tương tác thường xuyên
Làm marketing lương bao nhiêu?
Sinh viên mới ra trường
Đối với sinh viên mới ra trường hoặc chưa tốt nghiệp đều có khoảng thời gian thực tập và thử việc tại các doanh nghiệp. Khoảng thời gian dành cho vị trí này thường dao động khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, thời gian còn phụ thuộc nhiều vào công việc, khả năng cũng như quy định khác nhau của từng công ty
Mức lương của thực tập sinh, làm việc part time dao động 1.500.000 - 3.000.000 đồng/ tháng
Đối với những vị trí làm việc full time thì thường dao động 5 - 7.000.000 đồng/ tháng.
Sau một quá trình thử việc, mức lương cơ bản cũng được nâng lên phù hợp với năng lực và giá trị của người làm cung cấp cho công ty.
Người đã có kinh nghiệm
Đối với những người đã đi làm và có kinh nghiệm ổn định sẽ nhận về mức lương vô cùng hấp dẫn. Doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng làm việc bạn cung cấp cho công ty mà đưa ra nhiều mức lương để xem xét:
Nhân viên có kinh nghiệm từ 1 - 2 năm lương 8 - 12.000.000 đồng/ tháng
Kinh nghiệm từ 3 - 5 năm mức lương dao động 15 - 30.000.000 đồng/ tháng
Nếu bạn đang ở những vị trí cao hơn trong công ty thì mức thu nhập sẽ dao động 15.000.000 - 25.000.000 đồng/ tháng. Một số doanh nghiệp sẽ kèm theo KPIs để nâng mức lương nhân viên lên.
Hy vọng qua bài viết được chia sẻ, bạn đã hiểu hơn về học marketing ra làm gì? Hiểu hơn về lộ trình học và mức lương đạt được sau khi ra trường. Tại Marketing vẫn còn rất nhiều thông tin thú vị liên quan đến chuyên ngành chờ bạn khám phá nhé.
Comentários