top of page
  • Ảnh của tác giảHRD

Logistics dự báo sẽ trở thành ngành nghề xu hướng sau dịch COVID-19

Xu hướng nghề nghiệp không ngừng biến đổi để đáp ứng nhu cầu của thời đại, song, điều này làm cho nhiều ngành nghề đang chiếm lĩnh ở vị trí dẫn đầu, dần tuột dốc và đào thải trong tương lai. Theo dự báo từ nhiều chuyên gia, Logistics sẽ trở thành xu hướng nghề nghiệp sau đại dịch COVID-19.

Trong bài viết hôm nay Work Smart sẽ lý giải giúp bạn vì sao nhu cầu tuyển dụng trong ngành Logistics lại tăng cao trong thời gian tới. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này bạn nhé!

Logistics dự báo sẽ trở thành ngành nghề xu hướng sau dịch
Nguồn: Wix

Trong 3 năm trở lại đây, chuỗi logistics và cung ứng hàng hóa trên toàn cầu liên tục bị gián đoạn và đứt gãy trong thời gian dài, khiến hàng hóa bị ứ đọng, lưu thông hàng bị đình trệ nghiêm trọng. Song, việc này khiến nguồn cung trở nên hạn hẹp, còn cầu lại tăng chóng mặt, do nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất, nhà buôn bán nhỏ lẻ, người tiêu dùng… không được cung ứng kịp thời. Hệ quả mà đại dịch COVID-19 để lại đó là nhiều hợp đồng, đơn hàng bị hủy do không đáp ứng đúng thời hạn.

Do đó, đối với những sinh viên hiện đang theo học tại những mảng có liên đới với ngành Logistics lại là một lợi thế. Bởi vì nhu cầu tuyển dụng của ngành này chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là thời điểm sau đại dịch COVID-19 cần rất nhiều nguồn nhân lực để giải quyết vấn nạn ứ đọng, tắc nghẽn lưu thông chuỗi. Đặc biệt phải kể đến 2 mảng phát triển mạnh mẽ nhất đó là Vận tải hàng hóa hàng không, và Logistics ứng dụng thương mại điện tử.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty cung cấp dịch vụ Logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự. Nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo – quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp. Nếu tính thêm các công ty vận tải và các công ty sử dụng dịch vụ Logistics thì trong vòng 15 năm tới, Việt Nam cần đào tạo 717.500 nhân sự Logistics các cấp.

  • Các trường hiện đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Logistics tại Việt Nam, bao gồm:

  • Khu vực miền Bắc: Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân,...

  • Khu vực miền Trung: Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Đông Á,...

  • Khu vực miền Nam: Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, Đại học Bách khoa TP. HCM...

Có thể thấy, xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường đòi hỏi nguồn cung nhân lực cho lĩnh vực Logistic, cơ hội việc làm trong ngành chưa bao giờ hạ nhiệt. Hy vọng trong tương lai bạn sẽ trở thành một nhân lực sáng giá trong lĩnh vực này. Đừng quên đồng hành cùng Work Smart trong những bài viết tiếp theo bạn nhé!


Điểm tin

6 lượt xem0 bình luận
bottom of page