top of page
  • Ảnh của tác giảThủy Trần

Kỹ Năng Xác Định Mục Tiêu Và Lập Kế Hoạch Với 5 bước

Trong cuộc sống bên cạnh các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý thời gian thì kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch cũng là một trong những kỹ năng cần thiết. Hãy cùng WorkSmart tìm hiểu nhanh trong bài viết dưới đây bạn nhé!


1. Kỹ năng xác định mục tiêu là gì?


Kỹ năng xác định mục tiêu là khả năng định hướng về những gì bạn muốn đạt được, vạch các bước rõ ràng trong từng giai đoạn. Cũng như nhận thức được nguồn lực của bản thân và những rủi ro có thể gặp phải để đạt được mục tiêu cuối cùng.


Mỗi người sẽ có những mục tiêu khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Xác định mục tiêu là cách chúng ta tạo động lực để phấn đấu vì những điều tốt đẹp hơn trong tương lai và việc đó sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa.


2. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu


Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống, bạn cần phải đặt mục tiêu cho bản thân mình. Không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ thiếu sự tập trung và mông lung trong việc quyết định.


Xác định mục tiêu giúp bạn kiểm soát hướng đi từ những vấn đề nhỏ nhất đến thứ to lớn hơn, nó cũng là một quy chuẩn để khi nhìn lại bạn có thể đánh giá bản thân thực sự thành công hay không.


Chẳng hạn, mục tiêu dài hạn của bạn: “Năm 30 tuổi, mình sẽ có một tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng”, lúc này mốc thời gian và số tiền bạn đạt được sẽ là thước đo cho mục tiêu làm giàu trong tương lai này.


Xét về khía cạnh nghề nghiệp, xác định mục tiêu sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các việc làm không quan trọng. Chúng tiêu tốn quá nhiều thời gian nhưng không giúp ích được gì cho mục tiêu công việc tương lai mà bạn hướng tới.


Một người khi đạt được mục tiêu cụ thể ngắn hạn đã đề ra, họ sẽ có động lực để hoàn thành những mục tiêu dài hạn và quan trọng hơn. Tóm lại, kỹ năng xác định mục tiêu là khả năng vô cùng cần thiết để trở thành người thành công trong tương lai.


3. Tiêu chí để xác định mục tiêu và lập kế hoạch


Muốn biến những mục tiêu trở nên thực tế hơn, bạn cần lập kế hoạch để đạt được chúng. Hãy xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sau đó quyết tâm thực hiện theo đúng kế hoạch.


Một số tiêu chí để xác định mục tiêu và lập kế hoạch đúng cách như sau:

  • Hiểu rõ suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân bạn

  • Những điểm mạnh và yếu trong tính cách bạn

  • Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng

  • Xác định những cơ hội và thách thức của điều kiện khách quan sẽ gặp phải


Bạn cần xem xét trung thực các yếu tố ở trên, những điểm yếu nào ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phải cần được sửa đổi kịp thời. Hoặc xem xét bản thân mục tiêu đó có thực sự phù hợp với điều kiện của bạn.


Nếu những mục tiêu ngắn hạn đó không quá quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu lớn hơn, bạn nên thay thế hoặc loại bỏ để tối ưu thời gian và nguồn lực của mình.


4. Cách xác định mục tiêu đơn giản chỉ 5 bước


Mỗi cá nhân có những mục tiêu khác nhau và có các điều kiện hiện để thực hóa mục tiêu cũng không giống nhau. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn mông lung chưa biết làm thế nào để học được kỹ năng xác định mục tiêu, hãy thử 5 bước sau:


Bước 1: Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn


Đầu tiên, bạn phải xác định mục tiêu mà bạn muốn thiết lập gồm những gì, càng cụ thể càng tốt. Nếu có quá nhiều mục tiêu, bạn nên chọn ra cho mình những mục tiêu thực sự có giá trị và bao quát nhất.


Để đánh giá mức độ quan trọng của mục tiêu với bản thân, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau: Tại sao bạn cần đạt được mục tiêu này? Có những lợi ích gi khi đạt được nó? Điều gì xảy ra nếu mục tiêu đó không được hiện thực hóa?


Bước 2: Xem xét nguồn lực, nhân tố rủi ro


Sau khi đã xác định mục tiêu của mình, bước tiếp theo bạn cần xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và kết quả của việc đạt được mục tiêu đó. Nó có thể bao gồm những lợi ích và cả một số bất lợi không mong muốn.


Nhìn nhận được những yếu tố này sẽ giúp bạn có phương hướng giảm thiểu rủi ro và tận dụng các nguồn lực sẵn có để quá trình thực hiện mục tiêu được diễn ra dễ dàng hơn.


Bước 3: Lên danh sách công việc cụ thể


Bạn cần theo dõi việc thực hiện mục tiêu sát sao với một bản danh sách công việc chi tiết. Nó sẽ bao gồm các nội dung như:

  • Mục tiêu

  • Ngày bắt đầu và hoàn thành

  • Hoạt động cụ thể

  • Các nguồn lực sẵn có và những yếu tố bạn hỗ trợ từ người khác như người thân, bạn bè, thầy cô, v.v.


Để hướng đến một mục tiêu sẽ có nhiều con đường và việc lên danh sách công việc cụ thể sẽ giúp bạn xác định con đường đó rõ ràng hơn.


Bạn sẽ dễ dàng xem xét cần thay đổi những điểm nhỏ gì để việc thực hiện mục tiêu hiệu quả và dễ dàng hơn.


Bước 4: Xây dựng nguyên tắc cho bản thân


Nguyên tắc là những quy định mà bạn cần tự lập ra và tuân thủ nghiêm ngặt theo để hiện thực hóa những mục tiêu của bản thân mình.


Bước lập nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch. Nó phụ thuộc vào tinh thần tự giác và động lực bên trong của bạn trước các yếu tố gây lãng phí thời gian và xao nhãng khi thực hiện mục tiêu.


Bước 5: Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh


Đừng chỉ “lao đầu” vào thực hiện kế hoạch một cách mù quáng, bạn cần phải liên tục xem lại và đánh giá kết quả các công việc đã làm được.


Nếu nhìn nhận một cách khách quan, không có kế hoạch hoàn hảo hoàn toàn ngay từ đầu, sẽ luôn có những điểm bất cập hoặc cách để thực hiện hiệu quả hơn.


Bằng việc đánh giá, nó sẽ giúp bạn điều chỉnh định hướng để hiện thực hóa mục tiêu tốt hơn.


5. Nguyên tắc của kỹ năng xác định mục tiêu


Mục tiêu mang lại động lực


Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ khi xác định mục tiêu là đảm bảo rằng bạn thật sự hứng thú và muốn đạt được nó.


Bạn cần vạch ra cho mình những giá trị có được khi hoàn thành mục tiêu đó. Vì chúng sẽ mang lại nguồn động lực, tiếp sức cho ý chí quyết tâm thực hiện những mục tiêu phía trước của mình mà không bị xao nhãng.


Mục tiêu đáp ứng được mô hình SMART


Nếu quan tâm đến kỹ năng xác định mục tiêu, chắc hẳn bạn đã nghe qua về mô hình SMART.


SMART viết tắt từ các chữ cái tiếng Anh đầu tiên của năm yếu tố quan trọng tạo nguyên tắc này, bao gồm:

  • S – Specific: tính cụ thể

  • M – Measurable: có thể đo lường được

  • A – Attainable: tính khả thi

  • R – Relevant: liên quan

  • T – Time-bound: khung thời gian

Các yếu tố trong mô hình SMART giúp cho việc xác định mục tiêu của bạn dễ dàng hơn.

Bên cạnh, kế hoạch thực thi được xây dựng dựa trên mô hình này cũng giúp bạn vạch ra những phương án hiệu quả và khả thi nhất.


Đặt mục tiêu ở nơi dễ nhìn thấy


Trong quá trình thực hiện mục tiêu, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây xao nhãng và lãng phí thời gian. Vì vậy, luôn cần nhắc lại chúng liên tục trong tâm trí để tạo động lực thực hiện.


Bạn có thể viết mục tiêu và những lợi ích đạt được khi hoàn thành nó lên giấy một cách rõ ràng, đi kèm với những câu khích lệ bản thân.


Sau đó, dán chúng ở những nơi thường thấy như góc học tập, bàn làm việc, màn hình máy tính, v.v.


Lên kế hoạch thực hiện


Nguyên tắc cuối cùng và cũng quan trọng nhất của kỹ năng xác định mục tiêu là có kế hoạch hành động cụ thể.


Nó sẽ là “kim chỉ nam” để bạn làm theo, cho phép bạn có cái nhìn tổng thể về việc hiện thực hóa mục tiêu và xác định được chính xác các nhiệm vụ bản thân cần ưu tiên theo từng giai đoạn cụ thể.


Kỹ năng xác định mục tiêu là yếu tố quan trọng mà bất cứ ai, dù làm trong ngành nghề gì cũng cần học hỏi. Nhờ nó, bạn có thể hiểu rõ bản thân và đạt được những thành quả lớn trong công việc và cuộc sống.


Chúng mình mong rằng nhờ bài viết này, bạn sẽ biết cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch hiệu quả và nhanh chóng. Đừng quên theo dõi WorkSmart để nhận được nhiều thông tin và kiến thức bổ ích bạn nhé!


Sưu tầm & Tổng hợp


7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page