top of page
  • Ảnh của tác giảHRD

Bật mí 3 yếu tố giúp bạn lựa chọn công việc phù hợp nhất với bản thân

Lựa chọn công việc là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bạn trẻ. Để luôn đón đầu xu hướng nghề nghiệp 4.0, bạn cần nắm rõ 3 yếu tố cấu thành nên một công việc. Bởi đây là chìa khóa giúp bạn biết được bản thân phù hợp với công việc nào, cơ hội thăng tiến là bao nhiêu.

3 yếu tố được đề cập ở đây chính là nhiệm vụ của công việc, năng lực cá nhân, yêu cầu trình độ. Người lao động có thể thông qua đó để xác định xem họ có đủ tiêu chuẩn cho công việc yêu thích hay không, cũng như những kỹ năng mà họ cần trang bị trong tương lai. Khảo sát về tình trạng thiếu hụt nhân tài năm 2017 của Manpower Group cũng cho thấy 40% trong số các nhà tuyển dụng cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Vì vậy, nếu nắm rõ 3 yếu tố trên sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được thành công và “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng.

Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 3 yếu tố cấu thành một công việc ở bài viết dưới nhé!

1. Nhiệm vụ của công việc

Nhiệm vụ công việc là trách nhiệm mà bạn cần thực hiện để hoàn thành công việc. Đầu tiên, các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp sẽ quan sát những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nghề để tìm ra nhiệm vụ của từng ngành nghề cụ thể. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân nhóm và phân loại công việc cho nhiều mục đích, chẳng hạn như xác định nhóm công việc theo chuyên môn hoặc xác định thứ bậc công việc để trả thưởng.

Khi lựa chọn công việc, nếu bỏ qua yếu tố này bạn sẽ có thể cảm thấy bất ngờ, mất phương hướng ngay khi mới vào làm. Ví dụ như kiến trúc sư phải giám sát công trình, vẽ bản thảo, nhân viên telesale thì phải tư vấn và chăm sóc khách hàng. Nếu không tìm hiểu trước, bạn sẽ không thể biết từng vị trí cần đảm nhận những công việc gì, làm sao để đạt thành tích tốt. Ngược lại khi đã nắm rõ, bạn sẽ hiểu được mức độ phù hợp và khả năng thích nghi của bản thân với công việc. Đây là điều mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay thường bỏ qua.

Bật mí 3 yếu tố giúp bạn lựa chọn công việc phù hợp nhất với bản thân

2. Năng lực cá nhân

Năng lực cá nhân bao gồm kiến thức và kỹ năng của người lao động. Đây là hai yếu tố quan trọng giúp ta lựa chọn công việc phù hợp, cũng là thước đo để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên.

Kiến thức

Kiến thức là thông tin, dữ kiện hay kỹ năng được hình thành thông qua việc giáo dục, đào tạo hoặc lĩnh hội từ công việc. Kiến thức có thể chung chung, có thể áp dụng cho nhiều công việc, hoặc cụ thể và chỉ áp dụng cho một công việc.

Thông tin về kiến ​​thức giúp ta phân tích nhân sự, lựa chọn công việc và xác định sở thích nghề nghiệp. Bên cạnh đó nó còn được sử dụng để phân loại công việc và xây dựng hệ thống tiền lương trong đó việc trả công được dựa trên kiến ​​thức về công việc hơn là vị trí đã làm.

Kỹ năng

Kỹ năng thể hiện mức độ thành thạo hoặc năng lực của người lao động để thực hiện một nhiệm vụ. Trong đó kỹ năng được phân chia thành hai loại, kỹ năng chung và kỹ năng riêng biệt:

  • Các kỹ năng chung là những kỹ năng cần có trong mọi ngành nghề. Đó là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp,...

  • Các kỹ năng riêng biệt được áp dụng với một số ngành đặc thù. Ví dụ các kỹ năng liên quan đến việc sử dụng, thiết kế, bảo trì và sửa chữa công nghệ.

Bên cạnh đó khả năng còn được nói đến là phạm vi của thể chất và nhận thức cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của công việc. Đặc biệt với các bạn học sinh, sinh viên khi nắm rõ yêu cầu về kỹ năng sẽ giúp định hình và phát triển bản thân theo đúng ngành nghề yêu thích.

Bật mí 3 yếu tố giúp bạn lựa chọn công việc phù hợp nhất với bản thân

3. Yêu cầu trình độ

Trong bất cứ một bản mô tả công việc nào, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc luôn là hai yếu tố được nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu. Mỗi công việc lại yêu cầu trình độ học vấn và kinh nghiệm khác nhau, nếu nắm rõ điều này bạn có thể nhanh chóng lựa chọn công việc phù hợp.

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là phần thông tin thường xuyên xuất hiện trong các bản mô tả công việc. Hiểu một cách đơn giản, trình độ học vấn là trình độ mà bạn đạt được ở các cấp học, có thể là trung học phổ thông, đại học hoặc cao học. Nền tảng giáo dục là một thuộc tính lao động quan trọng có thể được sử dụng để mô tả sự khác biệt giữa các nghề nghiệp. Bởi vì giáo dục có tác động lớn đến sự phát triển của cả kiến ​​thức và kỹ năng.

Trình độ học vấn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nhà tuyển dụng, sinh viên, nhà phát triển đào tạo và người tìm việc. Thông tin này sẽ đặc biệt hữu ích cho những cá nhân đang học trung học hoặc mới ra trường, đang lựa chọn công việc. Nó cũng hữu ích cho những cá nhân đang dự định chuyển đổi công việc và muốn hiểu thêm loại hình giáo dục cần thiết cho các nghề nghiệp khác.

Bật mí 3 yếu tố giúp bạn lựa chọn công việc phù hợp nhất với bản thân

Kinh nghiệm

Không chỉ có học vấn, năm kinh nghiệm cũng được xem là yếu tố quan trọng cấu thành nên một công việc. Năm kinh nghiệm làm việc là thời gian dành cho việc hình thành và cải thiện các kỹ năng để áp dụng vào các công việc thực tế. Yêu cầu kinh nghiệm cần có trong một nghề cụ thể, bao gồm kinh nghiệm đương nhiệm, đào tạo liên quan đến công việc, đào tạo tại chỗ và các yêu cầu về giấy phép hoặc chứng chỉ.

Thông tin về kinh nghiệm làm việc sẽ cực kỳ quan trọng đối với những người đang tìm việc kể cả nhà tuyển dụng. Điều này giúp các cá nhân tự chuẩn bị kiến ​​thức và kỹ năng công việc cần thiết để chuẩn bị cho một công việc tốt hơn. Ngoài ra, nó còn hữu ích trong việc giải thích các kết quả đánh giá và phân loại công việc.

4. Khám phá công việc mới qua O_NET Content Model

O_NET là mạng lưới thông tin về nghệ nghiệp lớn nhất tại Mỹ, cũng là nơi xuất phát của nhiều ngành nghề mới. Chính bởi vậy đây là kênh thông tin hữu ích giúp bạn đón đầu xu hướng, đặc biệt là các ngành nghề riêng biệt của thời đại công nghệ 4.0. Theo dõi O_NET bạn sẽ nắm được những kỹ năng phù hợp với công việc, mở rộng mối quan hệ và sẵn sàng vươn ra thế giới để làm việc.

Đặc biệt, ở O_NET sẽ cung cấp cho bạn các yếu tố cấu thành một công việc, yêu cầu của nhà tuyển dụng với ứng viên. Đây cũng là bàn đạp giúp bạn định hướng và phát triển bản thân theo ngành nghề mơ ước. O_NET Content Model còn được xem là mô hình chuẩn mực nhất để định danh, hình thành một công việc.

Đối với mỗi công việc, O_NET sẽ cung cấp:

  • Yêu cầu cá nhân: Kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc

  • Đặc điểm cá nhân: Bao gồm sở thích, kỹ năng và khả năng thích nghi.

  • Yêu cầu kinh nghiệm: Trình độ học vấn và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành được công việc

  • Yêu cầu công việc: Bối cảnh công việc, yếu tố về xã hội, vật chất bên ngoài xã hội.

  • Thị trường lao động: Nhu cầu và triển vọng phát triển của ngành nghề đó trong tương lai. ​

Bạn chỉ cần trả lời 3 câu hỏi về nhiệm vụ công việc, năng lực cá nhân và yêu cầu trình độ để tìm ra công việc phù hợp nhất với bản thân. Nắm rõ mô tả công việc của O_NET cũng là cách để bạn đón đầu những xu hướng việc làm mới nhất. Hy vọng những chia sẻ trên của Work Smart sẽ giúp ích bạn trong việc định hướng và lựa chọn công việc phù hợp. Cùng đồng hành với chúng tôi trong các bài viết tiếp theo nhé!

 

Người viết: Phạm Thu Huyền

Nguồn: tham khảo & tổng hợp

18 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page