top of page

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ VỚI BÍ QUYẾT 50/30/20 BẠN CẦN BIẾT 2021

Đã cập nhật: 26 thg 6, 2021

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì việc đó đã có tác động không nhỏ đến với nền tài chính cá nhân của mỗi chúng ta. Thế nên việc lập và quản lý nền tảng tài chính cá nhân thực sự là một điều cần thiết hiện nay nhằm giúp củng cố cho tương laivà đồng thời giúp cho bạn không bị áp lực về gánh nặng tài chính, dù cho nền kinh tế có chuyển biến xấu hơn. Thế nên việc quản lý tài chính cá nhân với bí quyết 50/30/20 thật sự rất hữu ích và cần được áp dụng ngay từ hôm nay.

Tài chính cá nhân có thể được hiểu là cách mà mỗi cá nhân sử dụng và chi tiêu cho các hoạt động của của sống với các nguyên tắc tài chính cơ bản được áp dụng. Tài chính cá nhân có thể đến từ các nguồn thu nhập, đầu tư, tiết kiệm và các khoản liên quan đến chi tiêu nhằm giúp con người sống và tồn tại. Việc có một nền tài chính cá nhân tốt sẽ giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.

Vậy làm sao để có thể xây dựng được một nền tài chính tốt, câu trả lời đơn giản đó chính là bạn phải biết cách quản lý được các nguồn tiền ra và vào hằng ngày để bảo đảm các khoản đó được thu và chi tiêu một cách hợp lý. Với việc quản lý tốt sẽ giúp bạn tránh được những nỗi âu lo về gánh nặng tài chính mà sẽ có được sự tự do trong tài chính đề từ đó có thể có được một đời sống đầy đủ về cả vật chất và tinh thần.

Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thì bí quyết 50/30/20 của Elizabeth Warren là một tips hoàn toàn hợp lý mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng vào chính đời sống hằng ngày của mình. Đây là phương pháp được nhiều người đang sử dụng vì Elizabeth Warren được Tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 và với điểm mạnh về tài chính cá nhân, Elizabeth đã chứng minh được điều đó Cụ thể hơn phương pháp 50/30/20 sẽ chia thu nhập của các bạn ra 3 nhóm riêng biệt, từ đó giúp bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng hơn.

Nhóm 50%: Nhóm chi phí thiết yếu

Chi phí thiết yếu là những chi phí bạn nhất định phải bỏ ra dù bạn đang ở giai đoạn nào đi chăng nữa và tương đối giống nhau ở tất cả mọi đối tượng, đó sẽ là những khoản chi cho đảm bảo điều kiện sống tối thiểu như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet, xăng, v.v. Tuy nhiên Bạn không nên chi quá 50% số lương cho những chi phí này và nên giảm bớt chi phí tối đa bằng cách nấu ăn tại nhà, di chuyển bằng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện và hạn chế mua các sản phẩm thời trang nhanh.

Bên cạnh đó có rất nhiều cách giúp bạn tiết kiệm khi chi tiêu cho nhóm chi phí thiết yếu đó chính là mua sắm thông qua nền tảng Save Extra. Đây là nền tảng kết nối nhiều sàn thương mại điện tử lớn và đa dạng các nhà bán hàng vì mua sắm thông qua Save Extra sẽ giúp bạn được mức “hoàn tiền" lên tới 10% cho giá trị hàng bạn bỏ ra. Save Extra chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm một phần đáng kể trong con đường đạt được sự thoải mái về kinh tế (economy freedom)

Nhóm 30%: Nhóm linh hoạt

Đây là nhóm dành cho những hoạt động giải trí, học tập, lễ tiệc và các chi phí bất ngờ khác. Nhóm này có thể dành riêng phục vụ các nhu cầu giải trí và tận hưởng của bạn trong cuộc sống đề từ đó tái tạo năng lượng làm việc với năng suất tốt hơn. Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên. Mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích lũy lên. Đồng thời nhóm này sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm lẫn các mối quan hệ xã hội.

Nhóm 20%: Nhóm tích luỹ và đầu tư

Đây là nhóm chủ yếu giúp bạn có được nền tảng kinh tế ổn định và đạt được sự thỏa mãn về kinh tế trong tương lai. Mục này sẽ bao gồm các khoản dành để tích luỹ, đầu tư cho tương lai. Thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..), đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Elizabeth đã chỉ ra nếu giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo và thoải mái.

Với bí quyết quản lý tài chính 50/30/20 phía trên đã giúp bạn có được bức tranh toàn cảnh trong việc quản lý các hoạt động tài chính cá nhân nhằm có được một nền tảng tài chính vững chắc trong tương lai. Chúc bạn thành công!

4 lượt xem0 bình luận
bottom of page