top of page
  • Ảnh của tác giảThủy Trần

Persona là gì? 05 bước giúp xây dựng Persona trong Marketing

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp lớn đều xây dựng persona (chân dung khách hàng) nhằm hiểu hơn về người dùng của họ. Hầu hết đều nhận định xây dựng persona giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng nhằm tăng trưởng doanh thu và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.


Vậy persona là gì? Việc xây dựng persona có thật sự quan trọng tới như vậy? Đâu là những bước giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng persona. Hãy cùng Work Smart tìm hiểu nhé!


1. Persona là gì?


Persona (hoặc buyer persona) là hình mẫu về một cá nhân đại diện cho chân dung khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp. Nhờ có persona, doanh nghiệp có thể dễ dàng định hình được chiến lược cho các hoạt động của doanh nghiệp, từ phát triển sản phẩm, marketing, sales đến chăm sóc khách hàng.


Tất cả những hoạt động kể trên đều có thể thực hiệu một cách hiệu quả nhất chỉ khi có sự thấu hiểu về tâm lý, sở thích, nhu cầu của khách hàng. Vậy nên rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đầu tư để có thể đúc kết ra một chân dung khách hàng sát thực tế nhất.


2. Tầm quan trọng của Persona – chân dung khách hàng


Việc xây dựng persona được coi như bước đầu tiên trước khi triển khai những chiến lược quan trọng về Marketing và kinh doanh. Thông tin về sở thích, nhu cầu, ước mơ, nỗi đau có thể giúp doanh nghiệp vạch ra những hướng phát triển cho từng giai đoạn. Ví dụ khi biết được khách hàng thường xuất hiện ở đâu, quan tâm đến thứ gì, muốn đọc gì, nghe gì ta sẽ biết đâu là các địa điểm, phương thức, nền tảng mà có thể là điểm chạm với khách hàng.


Việc này sẽ có ích cho không chỉ marketing mà cả việc xây dựng, phát triển sản phẩm, sales, chăm sóc khách hàng. Nói cách khác, việc nhận biết đối tượng khách hàng mục tiêu là chưa đủ. Điều bạn cần là phải “thuộc lòng” nhu cầu, sở thích, tính cách và hành vi của họ.

3. Chân dung khách hàng được sử dụng như thế nào trong Marketing?


Persona đóng góp một phần rất lớn trong việc xây dựng chiến lược marketing. Đầu tiên có thể kể đến khi đã thiết lập persona, bạn sẽ xây dựng được một content plan phù hợp cùng với thông điệp truyền thông sao cho hấp dẫn đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, xác định được persona còn giúp bạn tùy biến trong việc triển khai chiến dịch Marketing. Thay vì gửi cùng một tin nhắn tới tất cả khách hàng, bạn có thể căn cứ vào persona của từng phân khúc để điều chỉnh và gửi thông điệp thích hợp.


Không chỉ sử dụng cho mục đích marketing, persona còn được dùng để định hướng chiến lược phát triển tiếp theo của thương hiệu. Việc cải tiến sản phẩm, hay ra khỏi thị trường, product life cycle và buyer persona sẽ đem đến cho bạn câu trả lời chính xác.


Persona là gì?
Nguồn: Internet

4. Các bước lập nên Persona thúc đẩy Marketing hiệu quả


Vậy bạn đã biết persona là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng persona thì hãy cùng Work Smart tìm hiểu tiếp dưới đây.


Nghiên cứu đối tượng khách hàng


Để có thể thấu hiểu được chân dung khách hàng của mình, bạn cần phân tích và tìm hiểu sâu kể cả là các yếu tố nhỏ nhất, càng chi tiết càng tốt. Các yếu tố cần thiết như tuổi tác, vị trí, ngôn ngữ, sở thích, tính cách, nỗi đau và hành vi…. sẽ giúp bạn “vẽ” ra chân dung khách hàng sát nhất với thực tế. Có rất nhiều nguồn khác nhau mà bạn có thể thu thấp các số liệu thống kê như: phân tích mạng xã hội, cơ sở dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp, Google Analytic, tìm hiểu các kênh thông tin mà khách hàng đang sử dụng.


Xác định vấn đề của khách hàng


Một trong những việc thúc đẩy mua hàng đó là không chỉ đáp ứng các nhu cầu của họ mà doanh nghiệp còn cần tìm cách giải quyết các vấn đề của họ. Khách hàng của bạn đang cố gắng giải quyết những vấn đề nào? Điều gì ngăn cản quyết định mua hàng?… Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu thêm về họ. Cùng với đó bạn cũng nên thiết lập các luồng tìm kiếm để theo dõi mức độ quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh để có cái nhìn thực tế hơn.


Xác định mục tiêu khách hàng


Việc xác định mục tiêu khách hàng có thể liên quan trực tiếp đến các sản phẩm, giải pháp doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, nếu không trùng nhau thì bạn cũng đừng lo lắng bởi mục đích của việc này chỉ là để tìm hiểu khách hàng của mình.


Đúc kết


Từ những thông tin có được, lúc này bạn đã có thể cầm bút lên và vẽ ra một bức tranh chính xác và chi tiết nhất về khách hàng của mình. Hãy ngừng suy nghĩ về thương hiệu mà chỉ tập trung vào những lợi ích mà bạn mang lại cho khách hàng.


Vẽ chân dung khách hàng


Bây giờ, hãy nhóm tất cả những đặc điểm mà bạn đã thu thập được với nhau. Khi đó bạn sẽ có chân dung khách hàng và cơ sở về tính cách của họ. Chắc chắn, không phải tất cả khách hàng của bạn đều có những đặc điểm, tính cách như chân dung khách hàng mà bạn đã vẽ. Nhưng tính cách này đại diện cho nhóm khách hàng tiềm năng của bạn.


Không thể phủ nhận một điều rằng Persona có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp. Qua bài viết trên, Work Smart hy vọng các bạn có thể xây dựng được chân dung khách hàng lý tưởng để có thể tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp của mình.


Sưu tầm & Tổng hợp

14 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page