top of page
Ảnh của tác giảanhthuthai

Kỹ năng lắng nghe là gì? Cách cải thiện hiệu quả

Kỹ năng lắng nghe ảnh hưởng đến quá trình thu nạp thông tin, từ đó xử lý và phản hồi lại. Trong môi trường học tập và làm việc, kỹ năng này có tác động không nhỏ. Vậy cụ thể kỹ năng lắng nghe là gì và làm sao để cải thiện hiệu quả cuộc sống. Cùng WorkSmart tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!


Kỹ năng lắng nghe là gì?


ky-nang-lang-nghe-la-gi
Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe là gì? Theo một số nghiên cứu từ Harvard Business Review cho thấy, người nghe trung bình chỉ nhớ 25% nội dung của cuộc giao tiếp hoặc sau khi học một bài nào đó trên giảng đường. Kỹ năng lắng nghe đòi hỏi bạn phải thực sự chú ý vào cuộc giao tiếp để đồng cảm sâu sắc hơn, dẫn đến sự hiểu biết.


Khi thực hành kỹ năng lắng nghe hiệu quả mỗi ngày, bạn sẽ dần chú ý đến những gì ai đó đang nói để thể hiện được sự chấp nhận vô điều kiện đối với mỗi lời nói mà họ nói ra. Khi kỹ năng lắng nghe được phát huy, bạn sẽ nắm giữ được những thông tin quan trọng trong cuộc nói chuyện và người giao tiếp với bạn cảm thấy được thấu hiểu.


Lợi ích của kỹ năng lắng nghe


Với các cuộc giao tiếp hằng ngày trong môi trường làm việc, trong các mạng lưới quan hệ thì kỹ năng lắng nghe cực kỳ quan trọng. Nhất là khi bạn ở trong vai trò của người quản lý, cần biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân viên, từ đó xử lý mang đến môi trường làm việc tốt hơn. Ngoài ra, sự đồng cảm trong các cuộc giao tiếp rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa.


Khi kỹ năng lắng nghe tích cực được phát huy, bạn có thể quản lý được cảm xúc của mình, từ đó lưu trữ lại dữ liệu và xử lý mọi việc được tốt hơn. Khi kỹ năng được phát huy, các mối quan hệ trong trường lớp, công ty sẽ được thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.



Giải pháp cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả


Để cải thiện kỹ năng lắng nghe mỗi ngày, dưới đây là một số giải pháp hiệu quả dành cho bạn:

giai-phap-cai-thien-ky-nang-lang-nghe-hieu-qua
Giải pháp cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Tập trung vào đối phương và mục đích buổi trò chuyện


Trong một cuộc giao tiếp, bạn cần chú ý đến ý định và mục đích của cuộc trò chuyện từ đối phương để thật sự hiểu và đồng cảm với họ về những điều họ chuẩn bị muốn nói. Có thể hiểu là bạn đang thực hành chánh niệm trong cuộc giao tiếp. Thực sự biết bản thân đang nghe điều gì.


Không ngắt lời khi đối phương đang nói, không suy nghĩ về những vấn đề bạn muốn nói để đáp lại. Lúc này hãy thực sự hiểu nội dung lời nói của đối phương, ngôn ngữ cơ thể của họ. Như vậy, bạn sẽ có kết nối đích thực với đối phương.


Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể


Phần lớn sự giao tiếp dựa trên tín hiệu phi ngôn ngữ. Cụ thể trong nghiên cứu của Albert Mehrabian, 55% giao tiếp phi ngôn ngữ, 38% giọng nói và 7% lời nói. Ngôn ngữ cơ thể đề cập đến cử chỉ, chuyển động có ý thức hoặc vô thức nhằm truyền đạt đi thông tin mà mình muốn. Có thể là nét mặt, cử chỉ tay, tư thế, ánh mắt, va chạm, chuyển động. Trong giao tiếp hãy lắng nghe người khác, cân nhắc xem ngôn ngữ cơ thể nói lên điều gì.


Phản hồi bằng lời nói tích cực


phan-hoi-bang-loi-noi-tich-cuc-ky-nang-lang-nghe
Phản hồi bằng lời nói tích cực - Kỹ năng lắng nghe


Người nghe sẽ cảm thấy được thấu hiểu và chia sẻ khi họ được phản hồi bằng những lời nói tích cực đúng mục đích câu chuyện. Điển hình như những câu nói “tôi hiểu” kèm theo sự mỉm cười, đó cũng là yếu tố khích lệ người trò chuyện cùng bạn.


Còn lại, người nói có thể đưa ra lời nói hoặc tín hiệu gì đó thể hiện ý muốn người nghe chú ý hơn vào cuộc trò chuyện. Điển hình như tăng âm lượng giọng nói, hoặc hạ giọng, tạm dừng. Đó điều là những tín hiệu phản hồi cho người nghe.


Đặt câu hỏi


dat-cau-hoi-ky-nang-lang-nghe
Đặt câu hỏi - Kỹ năng lắng nghe

Bạn vẫn còn đang thắc mắc về những gì họ nói, hãy đặt ra câu hỏi về những vấn đề bạn chưa hiểu để tránh sự nhầm lẫn. Đảm bảo rằng tất cả thông tin được nghe đều chính xác.


Bên cạnh đó, là một người lắng nghe tích cực, bạn cũng có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách đặt câu hỏi. Đặt một câu hỏi mở có thể khuyến khích người nói xây dựng những ý tưởng quan trọng, điều này rất cần thiết trong các buổi làm việc teamwork. Điều này giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm việc và kết nối các thành viên với nhau.


Không đưa ra lời phán xét


Khi thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực, điều quan trọng là phải luôn cởi mở, trung lập và không đưa ra lời phán xét. Không phán xét, tránh chỉ trích, hãy tiếp cận từng cuộc trò chuyện với tinh thần cởi mở có thể mở ra nhiều cánh cửa mới hơn nữa trên con đường học tập và sự nghiệp của bạn.


Bài viết phía trên đã tổng hợp về kỹ năng lắng nghe. Giúp bạn cải thiện hơn trong các cuộc giao tiếp nơi môi trường học tập và làm việc. Hy vọng bài viết hữu ích, đừng quên tìm hiểu nhiều kỹ năng quan trọng hơn tại Kỹ năng mềm nhé!

9 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page