top of page
  • Ảnh của tác giảHRD

Học tập chủ động là gì? Xây dựng chiến lược học tập trong thời đại mới

Học tập chủ động là khái niệm còn mới, chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đây là một trong 10 kỹ năng người lao động cần có cho năm 2025.

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đòi hỏi ta phải thay đổi cách học và làm việc để thích nghi với tình hình mới. Chiến lược học tập và học tập chủ động đều là những kỹ năng hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên trở nên hiệu quả hơn. Các kỹ năng này còn giúp ta cải thiện việc học và bắt kịp với xu hướng việc làm 4.0. Cùng tìm hiểu học chủ động là gì, cách xây dựng chiến lược học tập cùng Work Smart ngay sau đây.

1. Định nghĩa học tập chủ động, xây dựng chiến lược học tập là gì?

Theo ONET (Mạng lưới mô tả thông tin nghề nghiệp lớn nhất tại Mỹ), học tập chủ động là tư duy làm chủ, hiểu biết kiến thức đối với cả vấn đề hiện tại và tương lai, từ đó đưa ra hướng giải quyết và quyết định chính xác nhất.

Học tập chủ động khuyến khích người học trực tiếp tìm tòi, tổng hợp và phân tích thông tin mới thay vì lệ thuộc vào bài giảng của giáo viên. Có nghĩ là học sinh không chỉ đơn thuần tiếp thu kiến thức thông qua lời giảng mà chuyển hóa nó thành sự “hiểu biết” thông qua quá trình tương tác như thuyết trình, làm việc nhóm, hoạt động ngoại khoá,...

Xây dựng chiến lược học tập là việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp và quy trình hướng dẫn đào tạo phù hợp để giúp học sinh tiếp thu và hiểu biết tri thức. Chiến lược học tập tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập chủ động bằng cách dạy học sinh cách học và cách sử dụng những gì họ đã học để giải quyết vấn đề và thành công.

Cả học tập chủ động và chiến lược học đọc tập đều là kỹ năng vô cùng cần thiết cho ta trong năm 2025. Đổi mới trong cách học chính là cách thức tốt nhất để ta có thể tiếp thu với những kiến thức mới nhất của nhân loại, cũng như trang bị những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Trong khi cuộc sống thì thay đổi không ngừng, việc học tập giúp ta nâng cao kiến thức và kỹ năng, là điều kiện để tạo lập những bước mới trong sự nghiệp. Nhưng học như thế nào, sao cho đủ và hiệu quả là điều mà không phải ai cũng làm được. Chính bởi vậy, ta cần xây dựng một chiến lược học tập phù hợp, tận dụng mọi khả năng của bản thân.

Học tập chủ động là gì?

2. Tại sao học tập chủ động lại chiếm ưu thế hơn học tập bị động?

Học tập chủ động đề cao kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, làm mô hình và trợ giảng thay vì cách học tập thụ động “cô nói trò nghe”. Có nghĩa là với một bài học mới, trước giờ lên lớp học sinh sẽ chủ động tìm hiểu, chuẩn bị tài liệu và tổng hợp kiến thức. Thời gian trong lớp học chỉ để dành cho việc thảo luận, đặt câu hỏi cũng như giáo viên sẽ giải đáp các thắc mắc của học sinh xung quanh bài học đó. Cách học này giúp rèn luyện tư duy phản biện, phân tích và xử lý thông tin.

Trong khi đó phương pháp học thụ động lấy giáo viên làm trung tâm, mọi lời giảng đều mặc nhiên là đúng và học sinh chỉ việc nghe theo. Cách học này khiến học sinh trở nên thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức mới, giờ học trở nên buồn tẻ thiếu đi yếu tố tranh luận. Học tập chủ động lại khuyến khích tư duy phân tích độc lập, phát triển các kỹ năng mềm song song trong các bài học. Cũng bởi vì lẽ đó, những người có kỹ năng học tập chủ động thường tự tin, giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành khi làm việc.

Không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức, học tập chủ động đòi hỏi ta phải xác định mục tiêu (học điều gì) và thiết lập mục tiêu (họ vì điều gì). Từ đó giúp ta xây dựng lộ trình học tập phù hợp với bản thân, loại bỏ những hoạt động không cần thiết. Những trải nghiệm từ môi trường giáo dục cũng chính là nền tảng giúp bạn vững vàng khi bước ra ngoài xã hội.

Học tập chủ động là gì?

3. Xây dựng chiến lược học tập hiệu quả

Học tập chủ động lôi cuốn học sinh vào việc học, sử dụng các hoạt động như đọc, viết, thảo luận hoặc giải quyết vấn đề, giúp thúc đẩy kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá. Cùng xây dựng chiến lược học tập chủ động với 5 bước sau đây:

Lắng nghe

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, kỹ năng lắng nghe điều vô cùng quan trọng. Lắng nghe thầy cô giảng bài để không bỏ qua bất cứ thông tin quan trọng nào, lắng nghe sếp nói để hiểu và nắm rõ công việc mình cần làm. Đây cũng chính là chìa khóa giúp ta tạo dựng và phát triển các mối quan hệ.

Đặt câu hỏi

Tại sao bạn nên đặt câu hỏi trong giờ học? Bởi đây là cách bạn khám phá và tiếp cận với chủ đề bài học thay vì chờ cô giáo giảng dạy. Bạn hãy bắt đầu bằng các câu hỏi “Tại sao nó lại như thế này….”, “ Nếu….. thì”, điều này sẽ kích thích sự tò mò và thúc đẩy việc tìm hiểu và giải thích. Phương pháp này mang đến cho người học sự chủ động, cũng như động lực để khám phá thêm nhiều điều mới.

Sử dụng sơ đồ tư duy

Mind map hay sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn thống kê và tổng hợp một cách khái quát và rõ ràng nhất những kiến thức đã học. Ghi nhớ bằng hình ảnh sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn so với việc học thuộc và chép bài. Đây cũng là cách giúp ta cải thiện kỹ năng tư duy, phân tích và khái quát vấn đề.

Ứng dụng công nghệ

Internet và các thiết bị đa phương tiện là công cụ hỗ trợ việc học hiệu quả. Am hiểu và sử dụng thành thạo công nghệ sẽ tạo thuận lợi cho ta trong việc tiếp thụ và hoàn thành tốt các bài thuyết trình. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, nếu không biết tận dụng công nghệ nó sẽ trở thành điểm yếu của bản thân.

Tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ

Thay vì ngồi một mình và giải bài toán khó trong vài tiếng thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng thời gian và làm nhóm với bạn bè. Học cùng nhau là phương pháp học tập chủ động hiệu quả, đơn giản nhất mà bạn nên áp dụng. Tham gia câu lạc bộ, ta có thể làm việc với nhiều bạn mới, rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Các cuộc tranh luận cũng là cơ hội để bạn khẳng định mình và đề xuất thêm nhiều ý tưởng mới.

Học tập chủ động là gì?

Ta có thể học cả đời nhưng nếu biết cách học tập khoa học thì hiệu quả mang lại sẽ gấp nhiều lần cách học truyền thống. Thay đổi tư duy học tập chính là đổi mới cách làm việc để làm quen với thời đại mới. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về học tập chủ động là gì, cách tạo lập chiến lược học tập phù hợp với bản thân.


 

Người viết: Phạm Thu Huyền

Tham khảo & Tổng hợp

9.765 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page