top of page
Ảnh của tác giảanhthuthai

Hướng dẫn đặt mục tiêu nghề nghiệp kế toán cho sinh viên

Bạn đang là sinh viên ngành kế toán hoặc mới ra trường bắt đầu con đường sự nghiệp của mình. Nhưng đang loay hoay chưa biết mục tiêu nghề nghiệp kế toán thực sự cho bản thân là gì? Đừng quá lo lắng, cùng WorkSmart tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!


7 loại mục tiêu nghề nghiệp kế toán



7-loai-muc-tieu-nghe-nghiep-ke-toan
7 loại mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Mục tiêu của kế toán là gì? Từ 7 loại mục tiêu nghề nghiệp kế toán dưới đây mà bạn có thể đánh giá hiệu suất cũng như đặt ra những mục tiêu mình cần đạt được trong tương lai hoặc quá trình làm việc:


1. Tập trung và mở rộng kỹ năng của bản thân


Kế toán là vị trí gần như xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của bản thân mà các công việc có thể là đối chiếu sổ kế toán của công ty, báo cáo ngân hàng, xử lý việc liên quan đến thuế. Mặc dù đây là những vai trò cụ thể nhất nhưng bạn cần tập trung và nâng cao kỹ năng của mình.


Bạn đang còn là sinh viên, nên xác định được mục tiêu nghề nghiệp kế toán mình muốn trở thành ai sau khi ra trường, cần tập trung vào những kỹ năng, rèn giũa bản thân. Sau khi ra trường bạn sẽ trở thành một phiên bản hoàn toàn khác, tự tin với công việc mình được giao.


Riêng đối với những bạn học kế toán, sau khi đã ra trường, xác định mục tiêu phạm vi chuyên môn của bản thân với các doanh nghiệp. Nếu chưa đủ, hãy mạnh dạng tham gia vào các khoá đào tạo kế toán chuyên nghiệp khác nhau để nắm các khía cạnh của kế toán như phân tích chi phí, lập ngân sách hoặc kế toán thuế. Khi bạn nắm rõ càng nhiều chuyên môn thì vị trí cũng như năng lực sẽ được công nhận tại doanh nghiệp.


2. Cải thiện khía cạnh của bản thân



cai-thien-ban-than-muc-tieu-nghe-nghiep-ke-toan
Cải thiện bản thân - mục tiêu nghề nghiệp kế toán


Bản thân cần trao dồi và thay đổi liên tục để thích ứng với môi trường là điều không thể thiếu đối với một kế toán.


Là một kế toán, những đức tính cần thiết có là lòng trung thực, đáng tin cạnh, có tổ chức, chú ý đến những tiểu tiết trong quá trình làm việc. Đồng thời là khả năng làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp với mọi người, tư duy phân tích và tính logic.


3. Hoàn thành mục tiêu cụ thể


Đối với sinh viên, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần nắm rõ ngành mình đang học. Đưa ra được những định hướng mình sẽ làm những gì, để khi ra trường không còn mơ hồ với các mình đang học. Điển hình là tham gia vào các khóa học kế toán, thi chứng chỉ. Đặt ra những mục tiêu nhỏ và hoàn thành được mục tiêu đó.


Mục tiêu nghề nghiệp của kế toán mới ra trường đang làm việc tại các doanh nghiệp. Cần đặt ra mục tiêu, chứng minh được thực lực bản thân với sếp. Từ đó, bước đến các vị trí cao hơn trong bộ máy tổ chức của công ty. Bằng những mục tiêu nhỏ nhỏ đặt ra, bạn sẽ dễ dàng định hướng được cái mình muốn hơn trong quá trình làm việc.


Hoặc để nâng cấp chuyên môn bạn có thể tham gia các khóa học hoặc các kỳ thi CPA.


4. Học hỏi từ người có chuyên môn


hoc-hoi-tu-nguoi-co-chuyen-mon-muc-tieu-nghe-nghiep-ke-toan
Học hỏi từ người có chuyên môn - mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Là một sinh viên, khi còn được tiếp xúc với thầy cô, bạn cần thường xuyên trao đổi và khai thác triệt để ở thầy cô mình. Vì thầy cô là nguồn kiến thức vô tận, sẽ giúp cho bạn dễ dàng đạt được những điều đang khuất mắc trong quá trình học tập.


Khi bạn đã đi làm, thì đồng nghiệp, cấp trên chính là những nguồn kiến thức giúp bạn nâng cao được khả năng của mình. Luôn trong tâm thế học hỏi mỗi ngày để từ đó nâng cao chuyên môn bản thân.



5. Nâng cao chất lượng công việc


Trong quá trình làm việc, để chứng minh khả năng của mình với đồng nghiệp và cấp trên thì kết quả công việc chính là minh chứng rõ ràng nhất để thấy được hiệu suất mà bạn mang lại cho công ty.


Khi còn là sinh viên, hãy chứng minh khả năng qua các kì thi bài kiểm tra tại lớp. Tuy bài kiểm tra không đánh giá được tất cả khả năng của bạn. Nhưng phần nào cũng phản ánh được năng lực hiện có của bạn.


6. Chủ động trong công việc


chu-dong-trong-cong-viec-muc-tieu-nghe-nghiep-ke-toan
Chủ động trong công việc - mục tiêu nghề nghiệp kế toán


Mục tiêu nghề nghiệp của thực tập sinh kế toán? Chủ động tại nơi làm việc có thể giúp bạn chứng minh giá trị của mình với đồng nghiệp và người quản lý. Một nhân viên chủ động thường thể hiện những đặc điểm cho phép họ trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Khi bạn đặt mục tiêu dẫn đầu bằng cách làm gương và thể hiện sự chủ động trong công việc, bạn có thể thúc đẩy đồng nghiệp của mình đánh giá mình ở cấp độ cao hơn.


7. Giao tiếp với đồng nghiệp nhiều hơn


Để một doanh nghiệp phát triển thì sự kết hợp giữa các đồng nghiệp sẽ mang đến một kết quả tích cực. Làm việc theo nhóm có thể mang lại năng suất cao hơn và củng cố mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp. Cộng tác thành công với các đồng nghiệp của bạn cũng có thể tăng động lực và sự gắn kết của bạn trong công việc. Ngoài ra, động não và chia sẻ ý tưởng có thể giúp phát triển các giải pháp độc đáo cho các vấn đề phức tạp.


Bạn còn đang là sinh viên hoặc mới ra trường còn loay hoay với những gì mình đang học cũng như mục tiêu nghề nghiệp kế toán. Hy vọng qua những gì chia sẻ từ bài viết phía trên sẽ giúp bạn có định hướng hơn trên con đường nghề nghiệp của mình. Tại Định hướng nghề nghiệp vẫn còn rất nhiều thông tin hữu ích chờ bạn khám phá.

18 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page