top of page
Ảnh của tác giảHRD

8 chỉ số đo lường tính hiệu quả của Digital Marketing bạn cần năm 2021

Digital marketing hiện đang là một lĩnh vực có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ số hoá nhanh chóng như Việt Nam hiện nay và tác động từ đại dịch Covid-19 đã khiến cho lĩnh vực này thu hút hơn cả. Để trở thành một Digital Marketer không khó, tuy nhiên bên cạnh bồi dưỡng kỹ năng thì các digital marketer cần quan tâm đến các chỉ số để nhận định về độ thành công của các chiến dịch được thực hiện. Nhằm đưa ra những cải thiện và các kế hoạch tốt hơn cho những dự án sau.

Thế nên 8 chỉ số đo lường sau đây sẽ giúp được các marketer trong việc đo lường tính hiệu quả của chiến dịch và trang chủ, nhằm thi hành những chính sách nhằm nổi bật giúp thu hút thêm traffic và users đối với dự án của mình. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

1. Lượt xem trang - Page Views


Đây là một trong những chỉ số đầu tiên nhằm đánh giá liệu sản phẩm hoặc chiến dịch của bạn đã tiếp cận được với bao nhiêu người. Vì lưu lượng xem trang sẽ cho biết mức độ hiệu quả của dự án và từ đó giúp marketer cải thiện hiệu quả của chiến dịch. Cụ thể hơn Pageview là đơn vị đo tiêu chuẩn thể hiện số lượng một người duy nhất truy cập vào một trang web. Ví dụ nếu người đó liên tục tải cùng một trang web 10 lần, điều đó thể hiện trong Google Analytics rằng trang đó có 10 page views.

Google Analytics sẽ là một công cụ đắc lực giúp bạn nắm được số lượng xem trang của mình và thậm chí là khung giờ thời gian nổi bật ưa thích của viewers. Điều này giúp bạn hiểu nếu toàn bộ trang web của bạn có giá trị hoặc nếu chỉ một số trang chứa nội dung nhất định là có hiệu quả.

2. Tổng quan về lượng truy cập vào website - Overall Website Traffic


Website được xem là nơi bạn tiếp cận với khách hàng lẫn người đọc. Do đó, tất cả các nỗ lực của bạn nên tập trung vào việc thúc đẩy lưu lượng truy cập. Việc theo dõi và đo lường lưu lượng truy cập website thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu được các insight như chiến dịch nào đem về nhiều traffic, lưu lượng truy cập theo giờ, đặc điểm, giới tính của user, nội dung nào được truy cập nhiều nhất.

Nếu tại bất kỳ thời điểm nào bạn thấy lưu lượng truy cập giảm liên tục trong khi vẫn đang triển khai các chiến dịch marketing, hãy xem xét khắc phục sự cố website của bạn. Có thể là do các link bị lỗi, thuật toán Google thay đổi hoặc các sự cố kỹ thuật khác hạn chế khách truy cập. Thông thường các nền tảng hỗ trợ website đều có tính năng xem lượt thống kê cho mức độ traffic. Các marketer hoàn toàn có thể dựa vào tính năng đó để lấy dữ liệu và lập kế hoạch.

Có một số gợi ý để tăng thêm lưu lượng truy cập vào website bạn cần biết:

  • Tối ưu hoá tất cả các nội dung trên website với các từ khoá có liên quan

  • Liên tục xuất bản nội dung chuyên sâu trên blog và mang lại giá trị hữu ích cho người dùng

  • Quảng bá nội dung trên các kênh truyền thông xã hội hoặc KOLs

  • Tạo quảng cáo nhắm mục tiêu hướng traffic về trang đích

3. Chỉ số thoát của người đọc - Exit Rate


Chỉ số digital marketing này tiết lộ khá nhiều về thiết kế trang web và trải nghiệm người dùng của bạn. Nếu như các chiến dịch marketing nhằm hướng người dùng mới đến trang web của bạn để tìm hiểu thêm về nỗ lực xây dựng thương hiệu, thì số liệu Tỷ lệ thoát sẽ cho bạn biết chính xác nội dung và nợi họ rời đi sau khi xem xét nội dung của bạn. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện và phân tích lý do tỷ lệ thoát lại nhanh chóng. Từ đó hình thành giải pháp và giảm tỷ lệ Exit Rate.

4. Nguồn truy cập - Traffic By Source


Số liệu này sẽ cho biết khách truy cập trang web của bạn đến từ đâu. Số liệu này được dùng để xác định nguồn nào là nguồn nào thu hút được lượng truy cập tốt nhất trong việc sử dụng để cân nhắc nên tập trung sáng tạo nội dung phù hợp với kênh và nhóm đối tượng nào.

4 nguồn lưu lượng truy cập website chính bạn có thể thống kê theo dõi được bởi Google Analytics:

  • Organic Search: Những người dùng này đã nhấp vào một liên kết trên kết quả của công cụ tìm kiếm đưa đến website

  • Direct Visitors: Những người dùng này đã nhập URL trực tiếp vào thanh tìm kiếm hoặc đánh dấu và truy cập lại

  • Referrals: Những người dùng này đã đến trang web của bạn khi họ nhấp vào một liên kết từ một trang web khác

  • Social: Những người dùng này đã đến trang web sau khi tìm thấy social media profile hay content posts của bạn

5. Người dùng mới và Người dùng quay trở lại - New Visitors và Returning Visitors


Giá trị của chỉ số digital marketing này giúp bạn xác định mức độ phù hợp của nội dung trang web theo thời gian. Nhiều lượt truy cập sẽ chỉ ra việc thông tin cung cấp của bạn có giá trị hay không.

Khi bạn chia sẻ nội dung mới một cách thường xuyên, bạn có thể so sánh số liệu Khách truy cập mới so với Khách truy cập để xem nội dung có thực sự tốt không.

Ví dụ, nếu bạn đang tìm cách tăng lưu lượng organic traffic vào trang web thì New Visitors là mục tiêu quan trọng; còn nếu bạn muốn đo xem có bao nhiêu người quay lại để tìm hiểu và sử dụng thông tin, thì số liệu lưu lượng truy cập của Returning Visitors cần lưu ý.

Tips để tăng khách truy cập mới và khách quay lại:

  • Tạo và xuất bản nội dung blog có giá trị có thể tìm thấy thông qua các công cụ tìm kiếm

  • Sử dụng social media để quảng bá các bài đăng trên blog và thêm 1-2 hashtag có liên quan

  • Gửi email đến người đăng ký của bạn sau khi một phần nội dung mới được xuất bản

6. Đối tượng tiếp cận - Social Reach

Các bài đăng bạn thực hiện trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội có thể tiếp cận nhiều người dùng. Số liệu này cho bạn biết chính xác có bao nhiêu người bạn đã tiếp cận (ví dụ như nhìn thấy nội dung quảng cáo) và cụ thể về đặc điểm của nhóm đối tượng bạn tiếp cận.

Số người tiếp cận luôn lớn hơn nhiều so với số người tương tác. Và chỉ số bình quân là 2 - 5% dựa trên phạm vi tiếp cận chung của bạn. Để tăng độ reach (phạm vi truyền thông) và đối tượng tiếp cận bạn có thể thực hiện những cách sau:

  • Bổ sung đầy đủ thông tin về thương hiệu trên các social media profile

  • Đăng thông tin và nội dung gốc nhất quán

  • Gắn kết với cộng đồng (followers) của bạn bằng những nội dung và lợi ích có giá trị.

7. Độ gắn kết của người dùng -Social Engagement

Social Engagement sẽ phản ánh tổng số tương tác được thực hiện trên bất kỳ bài đăng truyền thông social nào và chỉ ra được độ gắn kết của đối tượng khách hàng của bạn thông qua số lượt Click, Chia sẻ, Thích, Retweets, Bình luận.

Bên cạnh đó Engagement là thước đo để đo lường tất cả thành công trên phương tiện truyền thông xã hội. Bạn có thể trả tiền cho việc quảng cáo để tiếp cận nhiều khách hàng, nhưng engagement chỉ có được khi người dùng chọn tương tác với nội dung của bạn vì những giá trị hữu ích mà bạn mang lại. Vì điều này, bạn có thể dễ dàng xếp hạng các loại nội dung của mình dựa trên mức độ tương tác mà nhận được. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng đưa ra quyết định xây dựng những nội dung hợp lý cho người dùng.

8. Tỷ lệ mở email - Open Rate


Đây là một trong những số liệu tiếp thị email quan trọng nhất bạn cần xem. Thông thường bạn sẽ muốn gắn kết với người dùng của mình thông qua email và từ đó sẽ gắn kết với người dùng thông qua việc gửi thông tin tiếp thị qua email. Tỷ lệ mở email sẽ dùng để đo lường số lượng người mở chiến dịch email của bạn so với tổng số người nhận được chiến dịch đó. Nếu tỷ lệ mở cao điều này chỉ ra việc nội dung phù hợp đối tượng nhận mail vì bán đã hướng tới nhóm khách hàng phù hợp, tiêu đề email hấp dẫn và thời gian gửi phù hợp

Ngược lại tỷ lệ mở thấp cho bạn biết việc xây dựng chiến dịch và nội dung của mình đang không phù hợp và kèm theo những yếu tố khác cần phải xem xét một cách kỹ lượng nhằm đưa ra biện pháp cải thiện sớm.

Hy vọng với 9 chỉ số đo lường quan trọng trong lĩnh vực Digital Marketing trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin mới và cải thiện chiến dịch của mình thông qua việc đánh giá kết quả dựa trên các chỉ số trên. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo. Thân ái!


Nguồn: Tổng hợp từ Minh duong ads:

https://minhduongads.com/nhung-chi-so-do-luong-trong-marketing

8 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Commenting has been turned off.
bottom of page